Bảo mật website là gì và những điều bạn cần phải biết
Internet chưa bao giờ là nơi an toàn cho các thông tin cá nhân. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sử dụng website để kinh doanh. Bạn nghĩ sao khi website chứa các thông tin liên quan đến chiến lược này bị rò rỉ ra ngoài? Chắc chắn thiệt hại không chỉ tính bằng tiền trước mắt mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển của chính công ty đó. Vậy bạn đã biết gì về bảo mật website là gì chưa? Hãy cùng Mẫu website của Web chất lượng tìm hiểu về bảo mật website và những điều cần biết ngay trong bài viết này nhé!
Bảo mật website là gì?
Bảo mật website là một khái niệm khá trừu tượng. Mỗi website có một server riêng hay còn gọi là máy chủ, nó có nhiệm vụ mở một cửa sổ cho phép mạng bạn đang dùng kết nối với bên ngoài. Mỗi website khi kết nối với máy chủ đều có một địa chỉ IP riêng, được mã hóa và đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, khi xảy ra lỗ hổng bảo mật tức là cửa sổ này đã bị một địa chỉ IP khác chứa mã độc xâm nhập và tìm cách moi thông tin. Đó là khi tường rào bảo mật website đã bị sụp đổ. Nói một cách ngắn gọn, bảo mật website là quá trình bảo vệ cho website của bạn an toàn tuyệt đối, thiết lập các chế độ bảo mật tầng lớp cần phải có. Đây là 1 điều cực kỳ quan trọng khi thiết kế website.
Bảo mật website là gì
Rủi ro bảo mật website gây ra hậu quả gì?
Nếu bạn nghĩ rằng rủi ro bảo mật không ảnh hưởng gì đến website của bạn thì đó là một sai lầm. Bạn đừng nghĩ rằng website của bạn chẳng có giá trị gi để hacker có thể ngó ngàng đến chúng. Hacker luôn có lý do khác nhau để ghé thăm website của bạn một cách bất hợp pháp, đôi khi là để ăn cắp những thông tin khách hàng quý giá, có đôi khi lại là giúp đối thủ cạnh tranh xem xét các chiến lược kinh doanh có một không hai của bạn.
Chưa hết, bạn nghĩ rằng bạn thiết kế website tại các đơn vị uy tín đang sử dụng những công nghệ bảo mật rất an toàn. Bạn an tâm về điều đó là nghĩ rằng chẳng hacker nào có thể xâm nhập vào nổi. Điều này có thể đã đúng tại thời điểm khi bạn cài đặt công nghệ này, nhưng sau đó thì chưa hẳn có thể an tâm. Lý do là vì công nghệ luôn luôn phát triển và lớn mạnh, không dám khẳng định được rằng chúng sẽ mãi mãi không thể phá vỡ. Bằng cách này hay cách khác, hacker luôn có cách để mở rộng lỗ hổng bảo mật tới website và ăn cắp thông tin của doanh nghiệp bạn. Vấn đề chỉ là thời gian.
Thêm vào đó, hiện nay rất nhiều website đã được tích hợp các chức năng thanh toán trực tuyến hoặc các giao dịch có lợi nhuận khác. Đây là một miếng “mồi ngon” cho kẻ gian có ý đồ xâm nhập vào hệ thống máy chủ của bạn. Nếu không muốn một ngày đẹp trời vào website và nhận ra số tiền trong tài khoản của công ty bị đánh cắp thì hãy nhanh chóng cài đặt bảo mật thật sự chắc chắn cho website của bạn.
Một số phương pháp giúp bảo mật website tốt nhất
1 – Bảo mật website bằng SSL
Một hình thức bảo mật bằng cách mã hóa các lưu lượng truy cập tương tác giữa trinh duyệt website và máy chủ, sau đó quản lý chúng an toàn, được gọi là bảo mật SSL (secure Sokets Layer). Tính năng này giúp hỗ trợ website nhạy cạm hơn với các lượt vi phạm bảo mật. Chúng góp phần ngăn chặn bên thứ ba xâm nhâp vào các thông tin cá nhân như: thẻ tín dụng, tài khoản tài chính, mật khẩu truy cập…
Chứng chỉ SSL
Vì vậy, khi kích hoạt website hãy suy nghĩ đến việc cài đặt cho chúng thêm một lớp bảo mật bằng SSL để đảm bảo an toàn cho website của bạn. Hãy đăng ký chứng chỉ SSL cho website
2 – Tường lửa ứng dụng web (WAF) – giải pháp bảo mật trong hệ thống
Tường lửa ứng dụng web (WAF – Web Application Firewall) là một giải pháp nhằm giúp website tránh khỏi các lỗ hổng bảo mật. Nó được thiết kế dưới dạng phần cứng cài đặt trên máy chủ cung cấp các mô hình theo dõi thông tin được truyền dưới giao thức HTTP/HTPPS.
WAF có khả năng tự động hóa tiêu diệt virut, phân tích và cảnh báo nhà quản trị web những nguy cơ lỗ hổng bị xâm nhập, phòng chống các mã độc và các cuộc tấn công kỹ thuật khác. Nhờ đó chúng bảo vệ toàn diện trung tâm dữ liệu, các kết nối loT đến đám mây và hệ thống chống thất thoát dữ liệu giúp công ty, doanh ngiệp bảo đảm an toàn các thông tin nhạy cảm ra bên ngoài. Đây là một phần không thể thiếu trong hệ thống bảo mật website của doanh nghiệp kinh doanh.
3 – Cập nhật các phiên bản cho website thường xuyên
Hacker ngày càng tinh vi, không có gì có thể bảo đảm chắc chắn rằng bảo vệ website khỏi hacker không thể vượt qua tường rào bảo mật để xâm nhập vào website của chúng ta. Để nâng cao khả năng bảo vệ cho các dữ liệu website thì việc cập nhật phiên bản mới cho website thường xuyên là yếu tố bắt buộc của các nhà quản trị web.
Hiểu đơn giản rằng website của bạn đang được bảo mật an toàn trong phiên bản cũ, nhưng đó chỉ là trước khi hacker tìm ra được cách vượt qua tường bảo mật. Đến khi họ tìm ra được lỗ hổng bảo mật mà website của bạn vẫn chưa cập nhật phiên bản mới thì dĩ nhiên hacker sẽ dễ dàng vượt qua lớp bảo mật để tiếp cận dữ liệu web. Thế nhưng nếu lúc đó bạn đã cập nhật phiên bản mới thì phiên bản cũ tin tặc sẽ không thể lạm dụng được nữa. Chính vì vây, cập nhật phiên bản thường xuyên chính là công việc quan trọng nhất giữ cho website của bạn tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu.
4 – Sử dụng triệt để các Plugin hỗ trợ bảo mật website
Khi bạn muốn tích hợp một số phần mềm bảo mật cho website nhưng chúng lại không tương thích với phiên bản bạn đang sử dụng thì plugin hỗ trợ là một giải pháp linh hoạt. Tương tự như vậy, sử dụng Plugin hỗ trợ bảo mật website chính là một cách bảo mật thông minh.
Tuy nhiên, đồ có giá trị bảo mật cao thì lại không bao giờ miễn phí. Ngoài một số Plugin do nhà cung cấp miễn phí thì bạn sẽ phải trả một khoản phí để có thể sử hữu những Plugin bảo mật này. Dĩ nhiên số tiền bỏ rà này không là gì so với việc thiệt hại do thất thoát dữ liệu từ website.
5 – Quét virut và sao lưu (back up) dữ liệu thường xuyên
Cũng giống như việc cập nhật phiên bản mới việc quét virut để bảo đảm an toàn website là một công việc cần thiết và thường xuyên. Quét virut giúp trang web của bạn nhanh chóng phát hiện và loại bỏ những mã độc có nguy cơ làm thông tin bị rò rỉ.
Bên cạnh đó, việc sao lưu dữ liệu thường xuyên không những giúp dữ liệu được lưu trữ an toàn mà còn giúp cho các hacker khó khăn trong việc truy cập vào chúng. Các công việc này không quá khó khăn mà lại không tốn thời gian, nhưng có thể vì thế mà các nhà quản trị mạng vẫn thường chủ quan và bỏ qua chúng. Hãy xem xét và cập nhật chúng nhanh nhất có thể để đảm bảo an toàn cho website của doanh nghiệp bạn.
6 – Bảo mật website với HTTPS
Như đã biết thì HTTP là một giao thức truyền tải dữ liệu không thể thiếu giữa các website. Đây cũng chính là một trong những điểm khiến các tin tặc lợi dụng cơ hội xâm nhập vào trang web của bạn. Chính vì vậy, các lập trình viên trình độ cao đã kết hợp giữa HTTP và SSL, TSL, được má hóa để nhằm tạo ra một tường rào an ninh chắc chắn, bảo mật tối đa để bảo vệ cho website.
Bảo mật website với HTTPS
Để chuyển trang web của mình từ HTTP sang HTTPS, bạn chỉ cần thay đổi một vài thao tác nhỏ về cấu trúc ULR, sau đó yêu cầu Google xử lý. Tuy nhiên, việc này có thể tạm thời ảnh hưởng đến một số lưu lượng truy cập trong website của bạn.
7 – Giới hạn IP truy cập và giới hạn phân quyền đăng nhập
Giới hạn quyền truy cập và các IP truy cập vào website là một sự phòng bị thông minh. Khi một website có quá nhiều quản trị viên, hacker sẽ theo dõi và tiến hành hack một tài khoản của quản trị viên có bảo mật kém an toàn. Lúc này nếu như website có khả năng bảo mật kém thì việc lấy đi những thông tin quý giá rất dễ xảy ra. Trong trường hợp bị chơi xấu, hacker sẽ làm cho website đang hoạt động rất tốt trở nên vi phạm điều khoản Google. Và tất nhiên khi bot Google quét ra vi phạm điều khoản thì trang web này sẽ vĩnh viễn biến mất.
Một số công cụ phát hiện lỗ hổng bảo mật website
1 – SQLmap
Đây là một trong những công cụ đánh giá lỗ hổng trong cơ sở dữ liệu SQL được các quản trị viên sử dụng nhiều nhất. Công cụ này hoạt động trên nền tảng mã nguồn mở dùng để phát hiện và xử lý các mã ngắn IP khác lạ truy cập vào website. Điều đặc biệt là SQLmap hoàn toàn miễn phí trên tất cả nền tảng hệ điều hành khác nhau.
2 – PuTTY
PuTTY cũng là một công cụ kiểm tra lỗ hổng bảo mật miễn phí. Nó được dùng để kết nối tới máy chủ qua SSH và chương trinh Putty. Từ đó đưa ra những lời cảnh báo hữu ích cho người dùng về những về cấu hình của hệ thống.
3 – Nmap
Công cụ kiểm tra lỗ hổng bảo mật website miễn phí này sử dụng được trên hầu hết các hệ điều hành như Windows, Linux, FreeBSD, Mac OS X… Với khả năng linh hoạt, Nmap có thể vượt qua tất cả tường lửa, bộ lọc IP và nhiều hệ thống khác để quét và xử lý những lỗ hổng bảo mật nhỏ. Đây là công cụ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
4 – Burp Suite
Tương tự như các công cụ kiểm tra bảo mật website khác, Burp Suite có thể quét và tìm ra những lỗ hổng bảo mật rất tốt. Trong Burp Suite tích hợp 2 công cụ chính là Spider và Intruder. Công cụ Spider được dùng để thu thập thông tin còn Intruder được dùng để thử các cuộc truy quét tự động trên website. Nhờ có 2 công cụ này hoạt động song song mà việc tìm ra các lỗ hổng từ ứng dụng này nhanh chóng và chính xác hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, khi muốn sở hữu Burp Suite người dùng cần trả một khoản phí sau khi hết phiên bản dùng thử từ nhà cung cấp.
Bài viết trên đây đã tổng hợp những điều cần phải biết về bảo mật website. Hi vọng bài viết có thể giúp bạn tham khảo, mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Nếu bạn cần thiết kế website có độ bảo mật cao, 2 lớp thì dừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi nhé!