landing page miễn phí

Plugin là gì? Top 10 plugin WordPress hữu dụng nhất hiện nay

Đối với những ai đã sử dụng WordPress, hẳn không thể không biết đến khái niệm plug-in. Những nền tảng website mở luôn đem lại cho bạn rất nhiều cơ hội để có thể thiết lập được những tính năng khác nhau, giúp tăng thêm mức độ hiệu quả trong việc vận hành

Đối với những ai đã sử dụng WordPress, hẳn không thể không biết đến khái niệm plug-in. Những nền tảng website mở luôn đem lại cho bạn rất nhiều cơ hội để có thể thiết lập được những tính năng khác nhau, giúp tăng thêm mức độ hiệu quả trong việc vận hành các website kinh doanh của bạn. Vậy plugin là gì? Hiện nay có những plugin WordPress nào phổ biến? Hãy cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!

Khái quát về Plugin trong WordPress

Trước khi đề cập đến plugin, ta hãy thử nhắc về một chút đến WordPress. Hẳn ai trong ngành lập trình web, hoặc có kinh doanh online thì cùng đều biết đến nền tảng này.

Bạn có biết rằng đến hơn 80% các website trên thế giới được vận hành bởi WordPress?

Tất nhiên đội ngũ lập trình của các website này sẽ thêm vào các tùy biến, cùng chức năng khác nhau để giúp cho website trở nên sinh động hơn với người dùng. Và những tùy biến được thêm vào đó gọi là Plug-in.

Các plug-in đều rất quan trọng đối với website. Bởi vì nhờ chúng, các webmaster có thể dễ dàng điều chỉnh được website theo như ý muốn của mình mà không cần phải đụng trực tiếp vào trong code.

Plugin là gì?

Plugin là một chương trình, có thể gọi nó là một phần mềm được viết ra để tích hợp vào trong website WordPress. Bản thân Plugin thường mang trong mình một hoặc nhiều tính năng nổi bật nào đó giúp website có thể hiển thị và vận hành tốt hơn.

Các plugins của website WordPress được viết dưới ngôn ngữ PHP. Đây là một trong những ngôn ngữ phổ biến để hỗ trợ xây dựng những nền tảng mở như WordPress mà chúng ta vẫn thường sử dụng ngày nay.

Ước tính hiện tại có đến vài nghìn Plug-in được viết cho website WordPress. Hầu hết các plugin đều là miễn phí. Nhưng cũng có một số plugin “Premium” hơn thì phải trả phí mới được sử dụng. Nhưng bạn sẽ cảm nhận được những ưu điểm tuyệt vời của những plugin trả phí này. Từ đó đem lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời hơn với website của chính mình.

Plugin là gì

Là một nhà quản trị website, bạn có thể dễ dàng cài đặt một plugin từ giao diện admin của WordPress. Hoặc có thể tải plugin về rồi up trực tiếp lên FTP.

Plugin là một phần không thể thiếu để bạn có thể vận hàng website được hiệu quả. Bạn cũng có thể cài đặt hoặc gỡ plugin ra để không khiến website nặng hơn. Bởi vì việc sử dụng plugin càng nhiều sẽ càng khiến cho website của bạn có tốc độ tải trang nặng đi. Điều này sẽ gây nên những trải nghiệm không tốt đến người dùng và sẽ ảnh hưởng xấu đến với SEO.

Tại sao cần phải cài Plugin cho website WordPress?

Giả sử bạn đang vận hành một trang web được xây dựng dựa trên nền tảng WordPress. Làm sao để bạn có thể thêm vào một tính năng mới cho website trong khi bạn không biết code.

Theo cách truyền thống, lập trình viên sẽ viết ra một đoạn code mang tính năng đó, và phải đưa lên host. Sau đó rồi thì website mới cập nhật lại tính năng mới. Điều này chắc chắn sẽ khá tốn nhiều thời gian (đấy là còn chưa kể đến việc test trước tính năng mới!).

Vậy thì tại sao chúng ta lại không tận dụng những nguồn có sẵn như plugins. Những ưu điểm mà plugins mang lại cho những dùng WordPress có thể kể đến như:

  • Tiết kiệm thời gian. Việc tìm kiếm và cài đặt một plugin mới cho website WordPress chưa đến 5 phút!
  • Tránh những sai sót. Hầu hết các plugin được thiết lập vào wordpress đều có khả năng vận hành ngay. Khác với việc chúng ta phải viết code để rồi phải test đi test lại nhiều lần.
  • Người dùng có thể cài đặt và gỡ ra bất kỳ lúc nào mà không phải lo nó có ảnh hưởng đến website của bạn hay không.

Có những loại plugins nào?

Có những loại plugins nào

Với kho phần mềm mở rộng đồ sộ lên đến vài chục ngàn, rất khó để đưa một tiêu chí phân loại cụ thể. Bởi vì một plugin thường sẽ mang trong mình từ 2 đến 3 chức năng khác nhau. Và chúng “muôn hình vạn trạng”. Thế nhưng dựa theo nhu cầu thực sự với đa phần các website hiện nay thì plugin được chia thành những nhóm sau:

  • Nhóm plugins “tối ưu”:

Là plugin có chức năng tối ưu website. Nó sẽ cải thiện được về phần hình ảnh, SEO, khả năng đọc của bài viết để chuẩn chỉnh hơn với người đọc. Cùng với đó, nó còn giúp tối ưu được tốc độ tải trang của website.

  • Nhóm plugins bảo mật:

Nhóm plugin này sẽ giúp website bảo mật hiệu quả. Tránh tình trạng website bị hack hoặc bị đánh sập bởi bất kỳ nhóm hacker nào.

  • Nhóm plugins lưu trữ:

Giả sử bạn đang đăng bài viết trên WordPress thì đột nhiên internet bị gián đoạn. Liệu lúc ấy các văn bản bạn đã soạn và hình ảnh bạn đã chuẩn bị thì thế nào? Tất nhiên lúc ấy sẽ có những plugin dạng data backup. Nó giúp lưu trữ dữ liệu của bạn một cách dễ dàng hơn bao giờ hết.

Top 10 plugin WordPress phổ biến hiện nay

Dưới đây là top 10 plugin WordPress phổ biến các webmaster nên tham khảo (một số plugin gần như là PHẢI CÓ)

1 – Yoast SEO – plugin wordpress hữu dụng nhất cho SEO

Yoast SEO

Với việc các website ngày này đang ngày càng cần được chuẩn hóa SEO để tối ưu hơn với các công cụ tìm kiếm thì Yoast SEO chính là giải pháp phù hợp dành cho bạn. Yoast SEO sẽ tích hợp chức năng thông báo trạng thái của website hay bài post liệu có đạt chuẩn SEO hay không. Người viết chỉ cần chỉnh sửa lại bố cục bài viết của mình để đạt được yêu cầu SEO mà Yoast SEO đề ra là đã thành công.

2 – Google XML Sitemap

Bản chất sitemap là một XML file, được up trực tiếp lên host. Mục đích là để cho Google có thể nhận biết được cấu trúc website của bạn như thế nào. Việc tạo sitemap theo cách thông thường sẽ khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Thế nhưng với plugin Google XML Sitemap sẽ giúp bạn hoàn tất việc đó.

Google XML sitemaps

Google XML Sitemaps được xem là plugins để tạo sitemap tốt nhất trên nền tảng website bằng WordPress hiện nay. Việc sử dụng plugins này sẽ giúp cho các công cụ tìm kiếm: Google, Bing hay Yahoo có thể index website của bạn nhanh và tốt hơn. Sitemaps nói chung là một cấu trúc tập hợp tất cả các trang mà người dùng có thể tiếp cận được.

Google chưa hề công bố việc sử dụng sitemap có giúp cải thiện được thứ hạng của website trên trang tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm hay không. Nhưng các công cụ tìm kiếm này sẽ đánh giá cao một website có sitemap đầy đủ và cấu trúc rõ ràng. Việc sử dụng bản đồ để đi trong thành phố luôn luôn tốt hơn là không có công cụ hỗ trợ mà phải không

3 – Contact Form

Nếu bạn cần một plugin tích hợp các form để gửi email thì Contact form chính là giải pháp tuyệt vời dành cho bạn. Phiên bản mới nhất đó chính là contact form 7.

Contact form

Bạn sẽ tạo được những mẫu liên hệ như thế này

Form hỗ trợ Ajax-powered submitting, CAPTCHA, Bộ lọc mail Akismet của WordPress. Ưu điểm của plugin này đó là tính tiện dụng, gọn nhẹ giúp bạn có thể gửi form được hiệu quả hơn.

4 – Akismet Anti-Spam

Akismet

Đây là plugin giúp bạn có thể kiểm soát được tình trạng các bình luận của bạn. Tất nhiên bạn sẽ không bao giờ muốn thấy những bình luận khiếm nhã trên trang web của mình. Và Akismet sẽ kiểm tra tra các bình luận và liên hệ qua form liên hệ (contact form) trên website của bạn rồi đối chiếu với cơ sở dữ liệu toàn cầu để bảo vệ website của bạn khỏi các nội dung độc hại, spam. Bạn có thể xem trước các bình luận spam mà Akismet bắt được tại trang “Bình luận” trong giao diện quản trị của bạn.

5 – WooCommerce

Plugin Woocommerce

Nếu bạn đang có dự định phát triển website của mình thành một trang thương mại điện tử thì WooCommerce chính là plugin phù hợp dành cho bạn. WooCommerce hiện nay được xem là một trong những plug-in wordpress được thiết kế tối ưu nhất cho các website thương mại điện tử. Với những tính năng nổi bật như trang giỏ hàng, thanh toán an toàn với thẻ tín dụng, tùy chọn các phương án giao hàng,…

6 – WordFence Security

Wordpress Security

Đây là một plugin WordPress chuyên về bảo mật gần như tốt nhất hiện nay. Nó được sử dụng nhiều là bởi nó có những tính năng cực kỳ tốt. Đặc biệt nó có thể hạn chế được nhiều hình thức tấn công phổ biến như Local Hack, XSS, SQL Injection. Cùng với đó WordFence Security tích hợp mật khẩu 2 lớp, có khả năng tự động quét được các mã độc nguy hiểm nhất.

7 – WP Super Cache

Wp super Cache

Đây là plugin giúp tăng tốc website được hiệu quả. Nó sử dụng công nghệ tạo bộ nhớ đệm cho các website nhỏ và vừa. Cụ thể là nó sử dụng phương thức HTML Cache. Điều khiến cho WP Super Cache được cộng động người dùng ưa chuộng đó chính là chúng khá dễ dàng khi sử dụng.

8 – Elementor Page Builder

Elementor Page Builder là một công cụ giúp bạn có thể tạo nên những giao diện website ấn tượng mà không cần phải sử dụng để các code cho phần front-end. Tính năng chính của Page Builder đó chính là tích hợp chức năng kéo thả các element trên website để chèn những nội dung hình ảnh theo đúng với nhu cầu.

Elementor

Với Elementor Page Builder, bạn hoàn toàn không cần phải biết code. Bạn có thể tạo được một website từ A -> Z với Elementor, kể cả phần header và footer. Elementor sử dụng dễ dàng, khá nhanh chóng và hiệu quả lại rất cao. Page Builder cũng góp phần mang lại tốc độ tải trang nhanh chóng hơn cho website của bạn. Nếu bạn không vừa ý với một phần nào đó, bạn hoàn toàn có thể sửa trực tiếp trên website. Điều này góp phần rút ngắn được thời gian để thiết kế website hơn rất nhiều.

9 – Smush Image Compression and Optimization

Smush imgae Compression and Optimization

Khi các website này ngày nay đang ngày càng ưa chuộng phần hình ảnh thì tất nhiên cần phải biết cách để tối ưu hình ảnh hiệu quả. Thế nhưng hình ảnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến website chậm đi.

Do đó chúng ta cần đến những plugin để giúp khắc phục được điều này. Và plug-in Smush Image là giải pháp giúp cho website của bạn có thể tối ưu được vấn đề hình ảnh một cách hiệu quả nhất có thể. Với Smush Image bạn có thể dễ dàng điều chỉnh kích thước hình ảnh và tối ưu nó. Từ đó cải thiện được chất lượng hình ảnh hơn cũng như giảm được kích thước file.

10 – WP Rocket

Wp Rocket

Plugin này hỗ trợ tăng tốc website WordPress của bạn được hiệu quả. Một số tính năng nổi bật của WP Rocket giúp hỗ trợ cho website của bạn đó chính là lazy load,…đem lại sự mượt mà hơn trong cách vận hành website.

Những website WordPress được tích hợp WP Rocket sẽ thấy được những công dụng của chúng thể hiện rất rõ. Bằng cách đo lường những chỉ số về pagespeed của chúng qua các công cụ như Pingdom, hay Google Speed Insight.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về plugin trong WordPress, cũng như là gợi ý cho bạn những WordPress phổ biến nhất hiện nay. Chúc bạn có thể thành công với website của mình!

Mục lục nội dung